bê đê sài gòn

Ai mà hỏi mình: Đặc sản Sài Gòn là gì? Mình sẽ trả lời là: bê-đê. Thật lòng!

Không có nơi nào bê đê lộng hành như Sài Gòn, bê đê khắp mọi miền quê đổ về nơi này kiểu như đất lành chim đậu hay sao đó? Đi ra ngoài Quận 1 thì chỉ ba bước là lại gặp 1 cặp đồng tánh, không có nơi nào trên cái đất nước này mà được như vậy. Tại vì sao? vì Sài Gòn quá chừng dễ thương đi. Người ở Sài Gòn cởi mở, ít có kỳ thị hay phán xét chuyện riêng của người khác. Giờ rảnh ngồi kể chuyện đời sống cho bà con nghe, kể chuyện xàm thôi chứ không có ý kỳ thị vùng miền nha (mặc dù câu chuyện nào thì cũng có hàm ý đó bên trong). Có mấy chuyện nhỏ nhỏ thôi, mà mình để ý, cái mình để bụng, cái mình phán xét.

Bên Quận 4 có quán sushi, chị em bê đê kia độ tuần nào cũng ghé qua ăn. Cho tới một hôm bê đê chồng quánh lẻ, cô vợ phải đi ăn mình ên. Tuần sau rồi tuần sau nữa cặp vợ chồng bê đê lại dập dìu chở nhau qua ăn, em gửi xe nói giọng đặc miền Tây cười hề hề méc: “Tuần trước, lén đi ăn một mình đó!”.

Em trai giữ xe nhẹ nhàng quăng một mồi lửa vào cái gia trang êm ấm kia điêu luyện như gạt cái tàn thuốc lá. Lúc ăn xong ra lấy xe, em lại cười hề hề: “Sao? nãy giờ nhà cháy mấy đám rồi”. Hai vợ chồng bê đê cùng phá lên cười, nói nhỏ với nhau: “ey, vậy là ẻm biết mình bê đê? bộ mình lộ lắm hả?”. Cười ha hả rồi phóng xe đi.

cái ảnh dễ thương quá, để ngay giữa bài ngắt đôi cái mạch cảm xúc vu vơ này

Sài Gòn kiểu dễ thương vậy đó, bê đê hay không thì cũng đối xử tự nhiên, bình thường. Không có căm ghét người ta vì cái cái xu hướng tính dục khác mình, họ có thể học ít nhưng họ biết điều.

Dưới nhà bê đê ở có cặp vợ chồng giữ xe người Bắc. Sớm chiều bê đê chở nhau dập dìu, đoan trang, đúng mực, chớ hề dám động chạm vô người nhau chớ đừng nói là làm lố. Mà hông hiểu sao mỗi lần gặp mặt là chị vợ mặt như một cái quần rách, kiểu gì cũng không làm chị nở được nửa nụ cười. Mà hỏi tới là làm như chị sợ vi khuẩn bê đê bay lên người ngay tắc lự, chị vô cảm. Chị giữ gương mặt vô cảm đó ngày qua ngày sắc diện không đổi, chỉ chờ bê đê đi qua sẽ liếc xéo, hễ tụi nó sắm sửa đồ đạc trong nhà là chị lại liếc. Cái cú nhìn đó đâm như muốn xé tan thùng đồ coi nó mua sắm gì, cái đồ bê đê mà bày đặt hạnh phúc!

Bê đê vợ nói với bê đê chồng: “Chắc bả biết mình bê đê!”. Bê đê chồng nói ở ngoài Bắc hàng xóm hay có kiểu nhìn liếc xéo vậy, hên là đã ở trong này rồi nên mới hãm bớt cái tính nhiều chuyện. Phải còn ở ngoài làng ngoài xóm thì thể nào cũng chạy sang méc mẹ vì cái tội làm bê đê.

Cái kiểu tò mò chuyện nhà người ta muôn đời không chừa, mà giả dụ có yêu thương con cháu sang góp lời thì cũng trân trọng. Không, giọng điệu ác độc chẳng quý chẳng mến gì, chỉ thích xía vào chuyện nhà người khác. Họ rất thích nói chuyện nhân lễ nghĩa trí tín, thuần phong mỹ tục, đạo đức gia đình. Mà thử hỏi ba mẹ một câu chẳng lẽ vì con mình bê đê mà phải ghét nó? Vì bạn mình bê đê mà mình quên hết những cái tốt đẹp nó từng làm? Thử hỏi xem nhân nghĩa đạo đức chỗ nào?

Hồi xưa có người bạn Hà Nội nói với mình là: “Người trong Nam hời hợt, không sâu sắc”. Hồi đó mình ngu ngơ tưởng vậy thiệt, xong ngầm đồng ý và cũng chẳng tìm cớ để phản biện lại. Bây giờ thì có thể nói như vầy: Người miền Nam không có hời hợt, họ hay cười, kiểu thật thà có sao nói vậy. Không giúp được thì nói không giúp chứ không hứa đó rồi đãi bôi. Họ cũng không quen xía vào chuyện riêng của những người không thân, không nhận anh em với người xa lạ nên không có kiểu vồ vập chú chú anh anh. Kết thân thiệt đi rồi sẽ thấy tính hào hiệp của người miền Nam.

Sài Gòn kiểu như vậy nên bê đê dễ sống. Nắm tay, ôm eo đi ngoài đường cũng không ai nói gì hoặc có nói thì có lẽ xì xèo nho nhỏ chứ không bô bô như ngoài làng ngoài xã. Cũng chẳng ai xét nét đạo đức, hỏi tới thì họ nói là: “ui kệ người ta đi, nó bê đê thôi chứ nó sống đàng hoàng là được rồi”. Quá đúng! đâu có phải con cháu trong nhà đâu mà chửi tụi nó? Người Bắc hay mào đầu bằng cái câu “cô coi như con cháu trong nhà nên cô mới nói…”. Không! có nuôi ngày nào đâu mà coi như con như cháu.

Chốt bài bằng câu nói kinh điển: “ở đâu cũng có người này người kia, bạn nói vậy là vơ đũa cả nắm”. Ừa, nhưng ở Sài Gòn thì cái người này nó nhiều hơn người kia. Sài Gòn thi vị, ngoài bê đê chắc chắn phải nhớ đến đặc sản giật đồ nữa.

-hình minh họa một cặp bê đê Hà Nội nhưng chót mê Sài Gòn một chặp-

Published by Dee

Một chiếc blog nhiều tâm sự của cậu trai U40. Có thể gọi mình là Đậu hoặc Bò, cả 2 đều là tên mình tự đặt cho những bản ngã xa lạ mà hiếm khi bạn gặp được ở ngoài đời.

9 thoughts on “bê đê sài gòn

  1. :)) mình cũng thấy SG dễ thương, (đôi khi cũng dễ sợ vì bị giật đồ), hồi 2014 lần đầu vào SG mình đã trố mắt vì thấy các bạn bóng lộ trên phố :)) chỉ có vài ngày ở SG ngắn ngủi hồi đó nhưng cũng nhận ra cái cởi mở của nơi này.

    Liked by 1 person

    1. post giật đồ sẽ là đặc sản tiếp theo ạ.
      cảm ơn vì đã yêu cái dễ thương của SG như mình cảm nhận. có dịp về SG xem “bóng lộ” dạo này có khác gì ko nhé.

      Liked by 1 person

      1. E nhớ hôm công chiếu, ở ngoài Hà Nội buổi ấy được chiếu ở L’espace, cả bộ phim buồn dài đi dọc hết những cái khổ của người chuyển giới. Cuối phim được xem giao lưu với chị Phụng ở ngoài đời thật nữa.
        A Norah nhắc lại mà ký ức ấy nó hiện rõ quá. Cảm ơn a ạ.

        Liked by 1 person

  2. Nhất là ở Sài Gòn luôn có các allies sẵn sàng gân cổ cãi nhau với đứa nào dám bắt nạt hay xầm xì bạn bê đê thân yêu fabulous của mình nha em, như chị đây 😉

    Liked by 1 person

    1. cảm giác cộng đồng bê đê SG sống tính ra cũng “khỏe” vì sự yêu thương của những chị em bạn bè như Rosie thân mến.
      cảm ơn chị vì sự đồng phe với chúng em nhé. love u 3000.

      Liked by 1 person

Leave a comment